Tại sao phải bắt bulong chân máy giặt công nghiệp?
Như chúng ta biết thì máy giặt công nghiệp sẽ có hai loại phổ biến là loại lồng treo (lồng và khung máy kết nối với nhau bởi hệ thống thụt và lò xo giảm chấn) và loại chân cứng (lồng và khung máy được gắn cố định một khối), đặc điểm của máy chân cứng đó là khi hoạt động máy có độ rung khá mạnh do đó máy cần được cố định chắc chắn chân máy với mặt đất. Vì vậy, việc bắt bulong chân máy cho máy giặt công nghiệp được bắt buộc đối với các máy chân cứng.

Các cách bắt bulong chân máy giặt công nghiệp an toàn, hiệu quả
Điều kiện để máy hoạt động một cách chắc chắn và an toàn đó là bề mặt để bắt bulong chân máy phải cực kỳ chắc chắn, điều này đồng nghĩa với việc phải đổ bệ bê tông cho dòng máy chân cứng trước khi lắp đặt. Ngoài ra trong một số trường hợp, máy được bắt vít vào một tấm thép, sau đó được bắt vít xuống sàn. Và để máy hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, dòng máy chân cứng được khuyến cáo chỉ lắp đặt ở tầng một (hay tầng trệt). Nếu buộc phải lắp đặt ở trên tầng cao, cần có đội ngũ chuyên môn khảo sát , kiểm tra khả năng chịu lực của mặt bằng nơi đặt máy để đảm bảo máy hoạt động ở trạng thái an toàn và hiệu quả nhất.

Nên sử dụng bulong hóa chất để bắt chân máy giặt công nghiệp
Bulong hoá chất là sản phẩm được đóng gói trong ống thuỷ tinh gồm 2 thành phần: Epoxy acrylic, hardener and squartz sand. Với hai thành phần hóa học trên được nghiên cứu đặc biệt, có tính bám dính rất cao, Bu lông hóa được ứng dụng để cấy bulong neo vào bê tông hoặc đá tự nhiên, có thể thi công trong điều kiện vật liệu nền khô ráo hoặc ẩm ướt.
Ưu điểm của nó là tạo được lực liên kết cao, chịu được lực động lớn, hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt, thích hợp với cường độ rung lắc cao của máy giặt công nghiệp

Các bước bắt bulong hoa chất chân máy giặt công nghiệp Cleantech 30kg
Sau đấy là các bước để chúng ta có thể hoàn thiện việc bắn bulong hóa chất cho máy giặt công nghiệp chân cứng một cách đúng kỹ thuật và đảm bảo nhất:
Bước 1: Định vị máy giặt
Đưa máy vào vị trí thích hợp, đảm bảo khoảng cách với các vật xung quanh như máy sấy cũng như thuận tiện nhất trong lúc sử dụng.
Bước 2 : Xác định lỗ khoan bulong chân máy
Xác định các lỗ trên chân máy và đánh dấu (cần đánh dấu tối thiểu 4 lỗ)
Bước 3: Dịch chuyển máy trước khi khoan bulong
Nhấc máy và di chuyển một khoảng cách ngắn để thực hiện thao tác khoan lỗ một cách dễ dàng

Bước 4: Thao tác khoan bulong
Khoan lỗ, đối với bước này cần tính toán trước độ sâu dựa vào độ dày của chân máy và cao su kê máy để sau khi khoan thanh ren không bị thừa dài quá hay ngắn quá. Khoan chính xác vào các điểm đã được đánh dấu sẵn, lúc khoan cần chú ý để mũi khoan với mặt đất tạo một góc 90 độ.

Bước 4: Vệ sinh, làm sạch lỗ khoan
Bước này khá quan trọng vì nó có ảnh hưởng tới mối liên kết của hóa chất, vì vậy cần làm sạch các hạt, bụi bê tông.
Bước 5: Neo, cấy bulong
Sau khi làm sạch lỗ thì cho ống hóa chất vào lỗ, dùng thanh ren đâm vỡ, kẹp vào máy khoan để xoay vào lỗ để hai thành phần của hóa chất trộn đều với nhau, thao tác này phải lặp lại ít nhất ba lần để đảm bảo hóa chất có thể khô.
Bước 6: Hạ máy vào vị trí và cố định
Bước này cần đặt máy chính xác với bulong cũng như độ cân bằng để lực tác động đều trên các vị trí cố định tránh tình trạng đứt bulong.
